Cơ sở vật chấ t- kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường. Đó là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường Có thể hiểu khái niệm trên theo hai góc độ: - Cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội, được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo bao gồm: các trang thiết bị và công cụ của nhà máy xí nghiệp, nhà văn hóa, nhà truyền thống, câu lạc bộ, sân bãi thể dục thể thao của địa phương ... Nhà trường không trực tiếp quản lý và sử dụng, nhưng có thể mượn hoặc thuê để phục vụ cho mục tiêu giáo dục - Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường, đó là các khối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác… được trang bị riêng cho nhà trường, và chia ra làm 3 bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Các bộ phận vừa kể trên hình thành nên hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đa dạng về chủng loại và có một số trang thiết bị tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật, ví dụ như: phòng LAB, máy tính, máy projector, hệ thống mạng internet... Tính năng đa dạng và phong phú của hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo ra không ít trở ngại trong quá trình quản lý và sử dụng
Cơ sở vật chất -
kỹ thuật có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò và vị trí như các thành tố
khác và không thể thiếu một thành tố nào. Như vậy, cơ sở vật chất - kỹ thuật là
một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy
học Chủ nghĩa Mác Lênin xem xét lý luận và thực tiễn trong sự thống nhất biện
chứng. Thực tiễn là một phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có
tính chất lịch sử - xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Bản
chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể,
trong đó chủ thể với tính tích cực của mình, tác động làm biến đổi khách thể.
Trong quá trình này không chỉ làm biến đổi khách thể mà còn làm biến đổi ngay
bản thân chủ thể. Lý luận với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh
nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp các tri thức về tự nhiện và xã hội đã được
tích lũy qua quá trình lịch sử của con người..
Như vậy, lý luận
là sản phẩm cao nhất của nhận thức, của sự phản ánh hiện thực khách quan. Tính
phổ biến của thực tiễn đối với nhận thức (lý luận) thể hiện ở chỗ thực tiễn là
khâu quyết định đối với hoạt động nhận thức (lý luận). Nó không những là nguồn
gốc, cơ sở, động lực của nhận thức mà còn là mục đích của nhận thức. Chỉ có
thực tiễn mới vật chất hóa được lý luận, đưa lý luận vào đời sống hiện thực và
biến thành khách thể vật chất. Chủ nghĩa Mác Lênin cũng khẳng định tính tích
cực tác động của lý luận đối với thực tiễn. Những tri thức về bản chất và quy
luật của khách thể do lý luận đem lại, có ý nghĩa to lớn trong hoạt động thực
tiễn, làm cho thực tiễn vận động đúng quy luật khách quan. Vấn đề này Lênin đã
diễn tả một cách khái quát như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan” - Trực quan sinh động nói ở
đây, đó là sự phản ánh thực tiếp thực tại khách thể bằng các giác quan và diễn
ra dưới những hình thức cơ bản kế tiếp nhau: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Đây là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, chúng ta thường gọi là quá trình
nhận thức cảm tính. - Giai đoạn tiếp theo cao hơn đó là tư duy trừu tượng với
những hình thức kế tiếp nhau: khái niệm, phán đoán và suy luận, chúng ta thường
gọi là quá trình nhận thức lý tính. Từ nhận thức luận của Lê nin, những nhà
khoa học đã tổng kết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình
truyền thông dạy học đối với việc tiếp thu tri thức sẽ đạt được các kết quả sau
- 1% qua nếm - 1,5% qua sờ - 3,5% qua ngửi - 11% qua nghe - 83% qua nhìn Mặt
khác, các nhà kinh tế giáo dục học đã chứng minh hiệu quả của việc giáo dục và
đào tạo phụ thuộc một phần quan trọng vào trình độ cơ sở vật chất - kỹ thuật của
lao động sư phạm. Hai nhân tố hết sức quan trọng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả
của giáo dục và đào tạo là trình độ, năng lực của giáo viên và trình độ của cơ
sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường.
Các khối (khu)
công trình - Khối học tập - Khối phục vụ học tập - Khối phòng hành chính - Khu
sân chơi bãi tập - Khu vệ sinh - Khu để xe Yêu cầu cụ thể cho các khối hoặc các
khu như sau
- Phòng thiết bị
giáo dục Được thiết kế từ 24m2 đến 40m2 có chức năng sửa chữa, kho chứa và
chuẩn bị cho các thí nghiệm thực hành ở các môn học
- Phòng truyền
thống Thiết kế cho tất cả các loại trường từ 48m2 đến 72m2
Khối hành chính – quản trị Gồm: phòng hiệu
trưởng, phòng phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng giáo viên, phòng y tế học
đường, nhà kho, phòng thường trực. Các phòng này phải được trang bị bàn, ghế,
tủ, thiết bị làm việc đầy đủ và đúng quy cách.
- Diện tích phòng
hiệu trưởng 15m2 đến 18 m2 - Phòng y tế từ 18m2 đến 24m2 - Phòng phó hiệu
trưởng, văn phòng trường, phòng thường trực tiếp khách, kho dụng cụ chung và
học phẩm có diện tích từ 9m2 đến 12m2
d) Khu sân chơi,
bãi tập
- Có diện tích ít
nhất bằng 25% tổng diện tích mặt bằng của trường
- Khu sân chơi có
vườn hoa, cây xanh bóng mát và đảm bảo vệ sinh
- Khu bãi tập có
đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn
e) Khu vệ sinh và
hệ thống cấp thoát nước
- Khu vệ sinh
được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên và học sinh,
có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường.
- Có hệ thống cấp
nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo đúng quy định vệ
sinh môi trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét