Chương này trình bày phương pháp lấy dữ liệu, cách phân tích, thiết kế thang đo cho đề tài.
Thiết
kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ dưới
đây:
Qui trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu thị trường, Thọ và Trang, 2007)
Bước 1: Hình thành thang đo
Việc hình thành thang đo bắt đầu từ cơ sở lý thuyết.
Các thang đo này được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử dụng
trong các nghiên cứu được công bố trước đó. Do đó để đảm bảo giá trị của thang
đo, một nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng (bằng phương pháp phỏng vấn sâu)
nhằm khẳng định các đối tượng được phỏng vấn hiểu rõ được nội dung các khái niệm
và ý nghĩa các từ ngữ. Sau khi được hiệu chỉnh, nó sẽ trở thành thang đo chính
thức cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 2: Đánh giá thang đo
Trong nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng, thang đo
được đánh giá qua hai công cụ chính: (1) hệ số tin cậy Cronchbach Alpha và (2)
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Hệ số
Cronchbach Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp, các biến có
hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và
tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally
& Bernstein, 1994, trích từ
Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ, 2004). Tiếp theo, phương pháp EFA
được sử dụng, phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO
(Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên, các biến có trọng số (factor
loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ, thang đo được chấp nhận
khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nunnally & Bernstein,
1994, trích từ Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2004).
Bước 3: Phân tích kết quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét