Về bản chất, chất lượng dịch vụ giáo dục - đào tạo là một khái niệm mang tính tương đối và được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng cách tiếp cận vấn đề. Ở mỗi vị trí, người ta nhìn nhận về chất lượng ở những khía cạnh khác nhau. Các sinh viên, nhà tuyển dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc không giảng dạy, chính phủ và cơ quan tài trợ, các cơ quan kiểm duyệt, kiểm định, các nhà chuyên môn đánh giá đều có định nghĩa riêng của họ cho khái niệm chất lượng đào tạo. Mỗi quan điểm khác nhau đưa ra khái niệm về chất lượng đào tạo khác nhau. Một số khái niệm thường được đề cập gồm: Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật); Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao động được đào tạo); và chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường học. Green và Harvey (1993) đã đề cập đến năm khía cạnh của chất lượng giáo dục: chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc); là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không sai sót); là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng); là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đánh giá để đầu tư); là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác). Trong số các định nghĩa trên, định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” đang được nhiều tổ chức đảm bảo chất lượng ở các nước như Hoa Kỳ, Anh quốc và Đông Nam Á sử dụng.
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm đặc biệt của các cơ sở đào tạo và của
cả ngành giáo dục & đào tạo. Có thể nói đó là vấn đề sống còn của các cơ sở
đào tạo. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện giảng dạy và
học tập, người học, người dạy, … và cần sự nỗ lực từ nhiều phía.
Chất lượng đào tạo được đánh giá như
thế nào?
Đánh giá ngay trong quá trình đào tạo và đánh giá qua hiệu quả làm việc.
Thiết nghĩ các ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo do người sử dụng lao
động đưa ra sẽ là khách quan và chính xác nhất.
Việc đánh giá kết quả học tập của người học bằng điểm số qua việc thi/bảo
vệ môn học phản ánh sự đánh giá trong. Nhưng thử hỏi, liệu điểm số đánh giá
trong thi cử có phản ảnh đầy đủ chất lượng đào tạo không? Thật khó có thể trả
lời.
Vì rằng, nếu yêu cầu trong thi cử đặt ra thấp (đề dễ, cho điểm rộng) thì
hẳn nhiên điểm số và tỷ lệ đạt sẽ cao, và ngược lại, khi yêu cầu đặt ra cao thì
điểm số và tỷ lệ đạt sẽ thấp. Có thể ví như môn nhảy cao của bộ môn giáo dục
thể chất, nếu mức xà cao thì số người nhảy qua sẽ ít (Và số người này sẽ đủ khả năng thi thố ở các đấu trường).
Hiện có sự khác nhau về quan điểm trong đánh giá kết quả học tập.
- Đánh giá sát thực lực, nghĩa là chặt tay trong đánh giá.
- Dễ dãi trong đánh giá, theo kiểu “Cho điểm cao để chúng ham học”
- Cho điểm ở mức an toàn (trung bình khá và khá) trên cơ sở cân đối tỷ lệ
đậu - rớt ở mức vừa phải khiến không ai có ý kiến.
Chính vì thế nên có không ít trường hợp sinh viên đổ xô đăng ký môn học
theo thầy dạy “nhẹ tay trong đánh giá” ở lớp khác, nếu không đăng ký được thì
sẵn sàng huỷ môn học ở học kỳ đó.
Mọi người đều biết rằng trong
đánh giá chất lượng đào tạo, yêu cầu người học phải hiểu, biết, làm được và
tiếp đến là sáng tạo. Do vậy, việc xây dựng đề thi, đáp án và việc chấm thi cần
thống nhất theo đúng tinh thần đó.
Có lẽ đây là vấn đề cần được
quan tâm thảo luận.
Do tầm quan trọng của khâu
thực hành nên trong cấu trúc chương trình đào tạo, nội dung thực hành luôn
chiếm một tỷ lệ thích đáng và được bố trí ở các dạng và thời điểm thích hợp.
Ngoài các phần thực tập, thí nghiệm, chương trình ở bậc đại học còn có các nội
dung bài tập lớn, đồ án môn học và đỉnh cao là đồ án tốt nghiệp (công trình tốt nghiệp). Các nội dung
này được cấu trúc nhằm trang bị cho người học kiến thức, rèn luyện thái độ và
bồi dưỡng kỹ năng thực hành.
Chất lượng đào tạo là kết
quả của quá trình đào tạo được
phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất,
giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt
nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức - Viện Nghiên
cứu phát triển giáo dục).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét