Xử lý số liệu thống kê,
Dịch vụ chạy spss,
Phân tích spss,
Xử lý số liệu spss,
Chạy spss thuê,
Dịch vụ xử lý số liệu spss,
Hỗ trợ xử lý spss,
Chỉnh sửa số liệu spss,
Cách chỉnh sửa số liệu spss,
Xử lý dữ liệu spss,
Dịch vụ khảo sát luận văn,
Chỉnh sửa dữ liệu spss,
Dịch vụ xử lý SPSS,
Khảo sát cho luận văn,
Dịch vụ khảo sát cho luận văn,
Hỗ trợ phân tích spss.
Email: dinhhuygc@gmail.com. Phone: 0919 948 887 Zalo: 0919 948 887
Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021
Các lý thuyết về sự hài lòng
Sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng
đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý rằng sự thỏa
mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc
dịch vụ do nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên
mức mong muốn và dưới mức mong muốn. Theo Kotler (2012), sự hài lòng là mức độ
của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu
được từ sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. Kỳ vọng ở đây được xem
là ước mong hay mong đợi của con người. Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh
nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng
của bạn bè, gia đình... Như vậy, mức độ thỏa mãn là hàm của sự khác biệt giữa
kết quả nhận được và kỳ vọng. Khách hàng có thể có cảm nhận một trong ba mức độ
thỏa mãn sau: Nếu kết quả thực hiện kém hơn so với kỳ vọng thì khách hàng sẽ
không hài lòng; nếu kết quả thực hiện tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ
hài lòng; nếu kết quả thực tế vượt quá sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng
và thích thú.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng chất
lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ cùng chiều với nhau.
Nghiên cứu thực chứng về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng tại
các công ty kế toán của Mehmet Aga và Okan Veli Safakli (2007) đã chỉ ra rằng
chất lượng dịch vụ, hình ảnh công ty và giá của dịch vụ có ảnh hưởng tích cực
tới sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Brady và
Robertson (2001) về các nhà hàng đồ ăn nhanh ở Mỹ và Mỹ Latinh, kết quả phân
tích đã chứng minh rằng giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
có một mối quan hệ nhất định. Ngoài ra, De Ruyter và cộng sự (1997) đã tiến
hành nghiên cứu đối với các ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe để xác định mối
quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Kết quả cho
thấy, chất lượng dịch vụ được xem như tiền đề dẫn tới sự hài lòng của khách
hàng. Trong lĩnh vực giáo dục, mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng của khách hàng cũng được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Chua (2004) đã
nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo đại học theo nhiều quan điểm/góc nhìn
khác nhau: sinh viên, phụ huynh, giảng viên và người sử dụng lao động. Kết quả
cho thấy, trong hầu hết các thành phần của mô hình SERVQUAL(đồng cảm, năng lực
đáp ứng, tin cậy, phương tiện hữu hình, năng lực phục vụ), sinh viên, phụ huynh
và người sử dụng lao động đều kỳ vọng cao hơn những gì họ nhận được. Riêng các
giảng viên, sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng xuất hiện ở hai thành phần
gồm phương tiện hữu hình và năng lực phục vụ. Trong một nghiên cứu khác,
Snipes, R. L. và N. Thomson (1999) tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lượng
cảm nhận trong đào tạo đại học của sinh viên qua điều tra ý kiến sinh viên 6
trường đại học có quy mô vừa và nhỏ tại 3 bang của Hoa Kỳ. Kết quả phân tích dữ
liệu hồi đáp cho thấy từ 5 thành phần lý thuyết của SERVQUAL chỉ còn 3 thành
phần đủ tin cậy và có giá trị phân biệt: (1) cảm thông; (2) năng lực đáp ứng và
tin cậy; (3) phương tiện hữu hình (môi trường học tập, làm việc). Sự cảm thông
và quan tâm của giảng viên đến sinh viên là yếu tố quan trọng nhất cho đánh giá
chất lượng. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2006) tại Trường Đại học An Giang
sử dụng thang đo biến thể của thang đo SERVQUAL là SERVPERF đánh giá chất lượng
đào tạo qua đánh giá của sinh viên tại trường đại học này. Trong đó, hoạt động
đào tạo được xem như một dịch vụ dưới đánh giá của khách hàng là sinh viên. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất và sự tin cậy
vào nhà trường là ba yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo. Nghiên cứu
đã chỉ ra, giảng viên là thành phần quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng
của sinh viên. Hai thành phần có tác động đáng kể tiếp theo là cơ sở vật chất
và sự tin cậy vào nhà trường. Tác giả Trần Xuân Kiên (2006) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài
lòng của 260 sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái
Nguyên. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy 5 thành phần tác động đến sự
hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Trong đó, thành phần tác động
mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên là sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và
giảng viên, thứ hai là khả năng thực hiện cam kết, thứ ba là cơ sở vật chất,
thứ tư là đội ngũ giảng viên và cuối cùng là sự quan tâm của nhà trường tới
sinh viên. Nguyễn Thị Thắm (2010) khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với
hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên
phụ thuộc các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: trước tiên là sự
phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo, tiếp đến là trình độ và sự
tận tâm của giảng viên, kỹ năng chung mà sinh viên đạt được sau khóa học, mức
độ đáp ứng từ phía nhà trường, cuối cùng là trang thiết bị phục vụ học tập và
điều kiện học tập. Từ kết quả của những nghiên cứu trên, có thể nói, chất lượng
dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ, cùng chiều với
nhau mà trong đó, chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng tác động đến sự hài
lòng của khách hàng. Như vậy, khi khách hàng đánh giá càng cao về các thành
phần của chất lượng dịch vụ thì mức độ hài lòng chung của họ về chất lượng dịch
vụ càng cao và ngược lại.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: (1) Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính được thực hiện qua kỹ thuật thảo luận...
-
– Cách 1: Loại những câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) bé hơn 0.3. – Cách 2: Khảo sát thêm số liệ...
-
Chương này trình bày phương pháp lấy dữ liệu, cách phân tích, thiết kế thang đo cho đề tài. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thực h...
-
DỊCH VỤ XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS – CAM KẾT DỮ LIỆU PHÙ HỢP MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Bạn đang cần hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp, bài nghiên cứu hoặc...
-
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để...
-
1. Hỗ trợ chung trong kinh tế, y khoa Tư vấn, thiết kế nghiên cứu, bảng hỏi Thu thập dữ liệu Phân tích, báo cáo 2. Hỗ trợ xử lý số liệu tr...
-
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ Liên hệ Nếu bạn có nhu cầu về khảo sát vui lòng liên hệ với chúng tôi thông tin bên dưới. Email: dinhhuygc@gmail.com. Điệ...
-
Hệ số (Kaiser – Meyer – Olkin) KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có...
-
Bảng 4.5 . Phân tích Model Summary 1 - Giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm ăn liền: Model R ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét